GIÁO DỤC Ý THỨC HẠN CHẾ RÁC THẢI NHỰA RA MÔI TRƯỜNG

Tên file: GIAO-DUC-Y-THUC-HAN-CHE-RAC-THAI-NHUA-RA-MOI-TRUONG.doc
Tải về

GIÁO DỤC Ý THỨC HẠN CHẾ RÁC THẢI NHỰA RA MÔI TRƯỜNG

        

  1. Thực trạng tình hình tập thể, cá nhân trước khi thực hiện giải pháp.

1.1 Thực trạng tình hình đơn vị.

Môi trường là nơi con người sinh ra, lớn lên, tồn tại phát triển. Môi trường còn là nơi con người nghỉ ngơi, hưởng thụ vẻ đẹp của thiên nhiên ban cho. Môi trường gắn liền với con người, những yếu tố của môi trường ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến sức khoẻ, sự phát triển của giống nòi. Một môi trường sạch sẽ, không khí trong lành sẽ là những điều kiện tất yếu và tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Nhưng thực tế hiện nay môi trường ngày càng suy thoái và có những biến động cực kì phức, đây là nguyên nhân gây ra ốm đau, bệnh tật cho chúng ta. Tại các điểm của trường Mẫu giáo Tân Thành A, vấn đề môi trường đa và đang đặt ra nhiều thách thức cho nhà trường. Hầu hết các điểm trường đều nằm trong khu vực dân cư. Hằng ngày, lượng rác thải ra môi trường là không nhỏ, đặc biệt nhất là rác thải nhựa. Trong khi ý thức người dân là rất hạn chế, cứ sài xong là vứt. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Mặc dù nhà trường đã nổ lực rất nhiều, nào là ra quân kêu gọi, kết hợp với đoàn thanh niên ra quân ngày thứ bảy tình nguyện, … xong đâu lại vào đấy. Kết quả mang lại vẫn không mấy khả quan.

1.2. Thực trạng của bản thân.

Trong năm 2020 – 2021 này, tôi được phân công dạy lớp 4 + 5 tuổi ở điểm Cả Cái. Ngoài Điểm Chợ, đây là điểm trường mà nhà trường đặc biệt quan tâm về vấn đề môi trường xung quanh. Trong lớp có 25 trẻ, đa phần trẻ ở xung quanh khu vực trường, ý thức giữ gìn môi trường từ gia đình của trẻ là rất hạn chế. Từ đó hình thành thói quen đụng đâu vứt đó, bạ đâu bỏ đó ở trẻ, cứ sài xong là vứt. Rõ nhất là việc phụ huynh đưa đón trẻ hằng ngày, khi đi trẻ mang sữa susu, nước suối, ly bánh,…. Ăn uống xong là tiện tay vứt luôn nơi dùng, dù đó là trong lớp, ngoài sân trường hay ngay cổng trường. Vứt khi có mặt phụ huynh, vứt khi có cả giáo viên. Quan sát được điều đó, tôi xác định đây là một vấn đề hết sức nghiêm trọng. Nó xuất phát từ ý thức và thói quen từ gia đình của trẻ. Trong khi tâm hồn và ý thức của trẻ là tờ giấy trắng, viết gì sẽ hằng sâu điều ấy. Trong suốt ba năm ở cùng gia đình, ít nhiều trẻ cũng ảnh hưởng. Không thể để vấn đề này tồn tại mãi trong trẻ, tôi đã nhanh chóng tiến hành các giải pháp giúp trẻ dần dần hình thành thói quen và tiến tới là ý thức hạn chế thải nhựa ra môi trường. Qua trẻ, tôi sẽ tác động dần đến ý thức hạn chế những rác thải nhựa không cần thiết ra môi trường từ chính cha, mẹ, những người thân của trẻ. Với giải pháp này, tôi mong muốn từ trẻ đến phụ huynh có cái nhìn thân thiện và tích cực về những rác thải nhựa – những vật dụng bỏ đi hằng ngày – cũng có thể trở thành những vật dụng hữu ích, đẹp mắt lạ có tác dụng giáo dục và hỗ trợ trẻ trong quá trình học tập cũng như vui chơi. Điều quan trong nhất là góp phần vào việc bảo vệ sức khỏe cho mọi người, nâng cao ý thức trách nhiệm của việc chung tay bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

  1. Nội dung (giải pháp) thực hiện:

2.1 Hình thành dần thói quen phân loại rác thải và bỏ rác đúng nơi qui định.

Đây là một bước làm hết sức quan trọng, đòi hỏi rất nhiều thời gian và tâm sức của tôi. Với thói quen đụng đâu vứt đó, bạ đâu bỏ đó ở trẻ, cứ sài xong là vứt, tiện tay vứt luôn nơi dùng, dù đó là trong lớp, ngoài sân trường hay ngay cổng trường đã được hình thành từ chính gia đình của trẻ một sớm một chiều không thể thay đổi là thay đổi được. Tôi đã phải nổ lưc rất nhiều. Thiết nghĩ ở nhóm trẻ 4 + 5 tuổi thì muốn thu hút được chúng làm theo thì giáo viên chúng ta cần cả một nghệ thuật. Lạ, đẹp và màu sắc sặc sỡ là một giải pháp mà tôi chọn. Để trẻ tự giác và tự tay bỏ rác vào thùng, tôi đã bố trí ở trong lớp có hai thùng rác. Mỗi thùng rác, tôi trang trí thật đẹp, màu sắc tươi tắn và có những hình ảnh đặc trưng riêng của từng thùng. Với thùng rác không tái chế được, tôi dán hình mặt buồn cùng với một số hình ảnh về những loại rác thải như hộp sữa, bọc quai sách, bọc ô si,…. Còn thùng rác có thể tái chế được, tôi dán hình mặt cười cùng với một số hình ảnh về chai nước suối, ly mủ, hộp sữa susu, hộp sữa pobyo,…. Dĩ nhiên, trong mỗi thùng, tôi trang bị bọc phủ ở trong để đảm bảo vệ sinh.

Hằng ngày, ngoài việc chăm sóc và giảng dạy cho trẻ, tôi dành thời gian quan sát và hỗ trợ cho trẻ trong việc phân loại và bỏ rác vào đúng thùng. Với những trẻ linh hoạt nhìn hình trẻ sẽ tự phân biệt được và bỏ vào đúng thùng. Nhưng đối với trẻ nhút nhát, thiếu linh hoạt, tôi chú ý nhiều hơn. Tôi thường chủ động giúp đỡ và hướng dẫn cháu bỏ. Bên cạnh khi cháu thực hiện tốt, tôi sẵn sàng khen ngơi trẻ.

2.2 Để trẻ và phụ huỳnh thấy được những hữu ích của các loại rác thải nhựa do chính trẻ bỏ hằng ngày.

Bước làm này tốn rất nhiều thời gian và công sức. Mỗi ngày, tôi mang rác không tác chế được cho xe rác mang đi và rác tái chế được rữa sạch rồi bắt đầu tiến hành phân loại. Tôi iến hành phân thành nhóm như sau:

+ Nhóm chai nước suối các loại.

+ Nhóm chai sữa susu, hộp sữa chua, pobyo, hộp Kim Yến, lon bia…..

+ Nhóm ly mũ lớn nhỏ.

+ Ngoài ra, tôi còn tìm kiếm xung quanh thêm can đựng xà bông, nước rữa chén, can dựng dầu ăn,…..

Sau khi đã tiến hành phân nhóm, tôi tiến hành cắt tỉa, trang trí biến những gì mà hằng ngày trẻ và phụ huynh bỏ đi, thành những vật dụng dùng để trang trí vô cùng dễ thương và đẹp mắt. Mục đích mà tôi làm như vậy là muốn lôi kéo sự chú ý và quan tâm từ trẻ đến phụ huynh. Trong quá trình đưa đó trẻ, tôi luôn mời phụ huynh vào lớp, vào vườn rau, chỉ cho họ thấy và cho họ biết là sản phẩm của chính con họ làm. Từ đó, trẻ và phụ huynh có một cái tích cực hơn về các loại rác thải nhựa, tiến tới dần hạn chế rác thải nhựa ra môi trường, ý thức được trách nhiệm phải bảo vệ môi trường xung quanh, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, cho mọi người bằng chính hành động không xả rác thải nhựa ra môi trường và tái sử dụng lại rác nhựa vào mục đích khác. Tôi đã thực hiện như sau:

* Với nhóm chai nước suối, tôi đã xây dựng thành một cây thư viện truyện tranh. Mọi người thường đặt thư viện ở trong phòng học, trên kệ hoặc trong tủ, nhưng tôi thì không như thế. Tôi đặt thư viện này ở ngoài phòng học, treo trên một cái cây và thay đổi truyện tranh theo từng chủ đề mà bé học. Vị trí đặt thoáng mát, không khí lại trong lành, đây là điều kiện để trẻ có sức khỏe tốt và một tâm lí thoải mái. Bởi tôi hiểu tâm lí của trẻ rất thích được xem truyện tranh. Tuy không biết đọc nhưng trẻ sẽ bị thu hút bỡi những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu và đầy màu sắc. Qua những hình ảnh một số trẻ sẽ phát huy được trí tưởng tượng của mình, điều này tôi thường bắt gặp khi trẻ ngồi, tay chỉ tranh và miệng cứ huyên thuyên kể cho bạn nghe. Làm rất đơn giản, đầu tiên tôi cắt đứt một phần cổ chai nước suối, tiếp đó tôi tạo một lổ nhỏ ở đáy chai rồi buộc một sợi dây dù nhỏ. Công việc cuối cùng là hướng dẫn trẻ cho truyện vào chai thôi, trang trí thêm cho đẹp. Rất đơn giản và dễ làm. Ngoài ra, tôi cũng treo thêm các hình chủ nhật, hình tam giác, hình chữ nhật, hình tròn. Đây là các hình mà trẻ 4 + 5 tuổi sẽ học trong năm nay.

 

* Nhóm sữa susu, hộp sữa chua, pobyo, hộp Kim Yến, lon bia….. Tôi biến chúng thành những con vật quen thuộc và vô cùng dễ thương. ( Đây là sản phẩm đầy tâm huyết của tôi). Tôi trang trí chúng thành những chú mèo, chú cún, chú ong, chú bướm, chú chim,…. Quan trong nhất là trên thân những chú này, tôi dán thêm số 1 đến số 5 để trẻ có thể nhìn hằng ngày các em sẽ nhớ rất lâu. Ngoài ra tôi còn dán thêm một số chữ mà trẻ sẽ học năm sau, để trẻ dần dần làm quen bằng thị giác, tạo điều kiện để năm sau trẻ học tốt hơn. Điều đặc biệt là những con vật sẽ gắn liền với chữ cái, ví dụ “con mèo” sẽ được dán chữ “m”, “ con ong” dán chữ “ o”, “con heo” dán chữ “ h”,…. Bên cạnh đó, tôi cũng làm thêm một số con vật như hổ, voi, bọ cánh cứng, vv…. Để phục vụ cho các tiết dạy về chủ đề “ Động vật”. Vừa lạ mắt, vừa đẹp, lại được tri giác hằng ngày, trẻ sẽ ghi nhớ nhanh hơn, lâu hơn. Thanh công lớn nhất là chất lượng giảng dạy và giáo dục rất cao.

* Nhóm ly mũ lớn nhỏ dùng trang trí thêm cho các con vật và cây thư viện thêm sinh động. Và một hiệu quả đáng kể là ly mủ có thể làm vật dụng để ươm cây phục vụ cho chủ đề “ Thực vật ”

* Nhóm can đựng xà bông, nước rữa chén, can dựng dầu ăn,….. tôi dùng một số làm dụng cụ trồng cây xanh vừa làm cho bầu không khí trong lành, vừa làm đẹp thêm phòng học. Một số khác tôi dùng để gieo và trồng một số loại rau để trẻ có thể nhìn thấy vật thật. Điều quan trọng hơn hết trong quá trình trồng trọt, tôi cho trẻ cùng làm, trẻ tự tay tưới nước và chăm sóc vườn rau. Chính vì vậy, hiệu quả giáo dục ý thức rất khả quan.

 

Đối với bước làm này, tôi có sự tính toán rất kĩ lưỡng. Tôi tiến hành làm những con vật, đồ vật, …. điều liên quan đến chủ đề mà trẻ học trong độ tuổi 4 + 5 để kích thích những trẻ phát triển linh hoạt hơn. Đồng thời, tôi cũng tính đến việc tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc và làm quen bằng thị giác với những con chữ mà trẻ sẽ học ở độ tuổi 5 + 6, tôi cũng dán thêm một số chữ ở trên thân các con vật. ( Tôi không dạy mà chỉ để ở một góc và cho trẻ nhìn thấy.)

2.3 Hướng dẫn trẻ cùng thực hiện trang trí những rác thải nhựa thành những vật dụng, đồ chơi mà trẻ thích.

Khi trẻ đã hình thành thói quen và ý thức được những rác thải nhựa có rất nhiều công dụng và có thể tận dụng lại làm được nhiều thứ có ích. Tôi bắt đầu tìm hiểu mỗi bé thích những con vật nào và thích màu gì. Sau khi nắm bắt hết được ý tích của mỗi trẻ trong lớp, tôi chia nhóm trẻ theo con vật mà trẻ thích, một nhóm khoảng 3 – 5 trẻ để tiện cho việc hướng dẫn thực hiện. Tiếp đó, tôi lựa chọn và chuẩn bị những dụng cụ chai, lon, màu, hộp sữa chua, …. rồi lần lượt hướng dẫn trẻ làm.

Hoàn thành được sản phẩm, tôi thấy trẻ rất vui. Mục tiêu cuối cùng mà tôi luôn hướng là trẻ phải tự làm và mang về nhà để phụ huynh xem. Sở dĩ, tôi cho trẻ mang về vì tôi muốn phụ huynh thấy được những gì bỏ đi hằng ngày tưởng chừng như không còn tác dụng nhưng thật ra chúng có thể biến thành những vật trang trí, những đồ chơi vô cùng dễ thương lại đẹp mắt nữa. Đây là một bước tiến lớn trong việc kết nối ý thức hạn chế rác thải nhựa ra môi trường có sức lan tỏa từ trẻ đến phụ huynh. Trong quá hướng dẫn từng nhóm trẻ làm, tôi cố tình sắp xếp để phụ huynh đến rước trẻ sớm hơn ngày thường khoảng 10 đến 15 phút để phụ huynh nhìn thấy được trẻ tự làm và vui sướng thế nào khi chúng hoàn thành sản phẩm ( tôi chuẩn bị vài cái ghế nhỏ ở nơi có thể nhìn thấy trẻ làm và không trẻ không thấy để phụ huynh ngồi). Một điều mà tôi luôn làm sau mỗi lần hướng dẫn trẻ hoàn thành sản phẩm là tôi hỏi: ( Ví dụ với trẻ thích làm con mèo)

–  Con có thích chú mèo này không? ( Dạ thích)

– Con đặt tên gì cho chú mèo này? ( trẻ tự đặt tên như Miu con, Vàng con, Mướp con, Mun con,….

– Đem chú mèo này về con để chú ở đâu nè? ( đương nhiên trẻ sẽ để vị trí trẻ thích nhất như bàn học, trong tủ, …)

– Con có giữ gìn chú mèo này không? ( Dạ có).

– Con thấy bạn mèo một mình có buồn không? ( dạ buồn).

– Con làm thêm bạn cho mèo vui đi. Vậy con muốn thêm bạn gì? ( chó, gà, vịt, cá, …..)

– Để làm chú chó cần chai sữa su su, chai nước suối, hộp sữa chua,…. con bảo mẹ kiếm rữa sạch rồi mang theo để cố hướng dẫn cho làm nhe.

Khi phụ huynh nghe cuộc trò chuyện của tôi và trẻ, chắc chắn phụ huynh sẽ hỗ trợ tìm và rữa sạch để trẻ mang đến trường. Nếu trẻ trong nhà có sử dụng nước suối, sữa su su, sữa chua thì chắc chắc, phụ huynh sẽ không tiện tay vứt đi mà sẽ rữa sạch và giữ gìn để cho con mình. Nếu không có, tôi tin phụ huynh sẽ vì con mình mà không ngần ngại đi kiếm, lượm rữa sạch mang về cho con. Một người một chai, mỗi người một hộp, nhiều hơn thế nữa, …. Ngày ngày điều như thế. Sức mạnh ý thức hạn chế rác thải nhựa ra môi trường lan tỏa từ trẻ đến phụ huynh mà tôi muốn là điều này.

2.4 Tặng chậu hoa, cây rau mà trẻ tự tay làm, trồng và chăm sóc cho phụ huynh.

Chậu trồng hoa và rau được làm từ một số những can nhựa dựng xà phòng, nước rữa chén, dầu ăn, chai cô ca,…. Tôi khuyến khích mỗi trẻ đem từ nhà đến. Tùy theo ý thích trồng cây gì, hoa gì hay rau gì mà trẻ đem đến, tôi tiến hành hướng dẫn trẻ lấy đất, làm tơi xốp đất rồi ươm hạt giống hoặc trồng. Có trẻ đem cây, có trẻ đem hạt giống ( trẻ thích rau muốn, rau cải). Hằng ngày, cứ đến giờ tôi nhắc trẻ tưới nước và chăm sóc cho cây. Lúc đầu, tôi còn nhắc nhở nhưng một thời gian trẻ tự động làm. Trên mỗi sản phẩm, tôi điều ghi tên của trẻ để không có sự nhầm lẫn vì có những trẻ có ý thích giống nhau và trồng những cây giống nhau. Chọn những thời điểm thích hợp, tôi mời phụ huynh đến lớp, trước sự chứng kiến của tôi, trẻ tự tay mang tặng cho mẹ của mình. Đến thời điểm này, tôi đã tiến hành để trẻ tặng cho mẹ được vài lần. Nhìn trẻ vui, phụ huynh cảm động, tôi biết mình đã thành công. Đây là điều đáng mừng. Đáng kể hơn là một số phụ huynh lại chủ động mang đến cho cô giáo chứ không vứt bỏ như trước nữa. Một số phụ huynh khi đưa rước trẻ đã nhìn thấy và về nhà cũng làm theo. Điều này chứng tỏ ý thức tận dụng những rác thải nhựa ra môi trường từ phụ huynh trong những bước làm trên là rất tích cực.

  1. 3. Những lợi ích, hiệu quả mang lại khi triển khai áp dụng giải pháp:

Từ khi tiến hành các giải pháp, bước đầu tôi đã có được những thành công đáng mừng như sau:

* Về phía trẻ:

+ Trẻ không còn thói quen vứt rác bừa bãi, không đụng đâu vứt đó, bạ đâu bỏ đó như những ngày vừa mới đến trường.

+ Trẻ biết phân loại rác thải nhựa không thể tái chế được, những rác thải nhựa tái chế được và bỏ chúng vào đúng nơi qui định.

+ Trẻ thấy được những vật dụng tưởng bỏ đi hằng ngày có thể tận dụng làm rất nhiều việc có ích như đồ chơi, chậu trồng cây, trồng hoa, trồng rau,….

+ Trẻ biết tận dụng chai nhựa, ly mủ, hộp sữa susu, ….. tự làm được những đồ trang trí, đồ chơi theo ý thích của mình.

+ Quan trọng nhất là trẻ biết nhắc nhở cha, mẹ, những người thân không vứt rác thải nhựa bừa bãi mà tận dụng chúng làm những vào việc có ích.

+ Tin tưởng, gần gũi và yêu thương cô giáo nhiều hơn. (vì trong quá trình hướng dẫn trẻ tự tay làm, cô và trẻ có rất nhiều thời gian giao tiếp và hiểu nhau hơn.)

+ Trẻ hình thành được các kĩ năng sống cần thiết như giữ gìn vệ sinh môi trường, tự làm đồ chơi mình thích, trồng và chăm sóc cây,……..

* Về phía phụ huynh ( cộng đồng):

+ Có cái nhìn đúng đắng về những rác thải nhựa có thể tái chế được, những rác thải nhựa không thể tái chế sử dụng được.

+ Thay đổi tập quán và thói quen vứt rác bừa bãi mà thay vào đó là việc tận dụng làm những vật có ích, trang trí cho chính ngôi nhà của mình.

+ Ý thức việc hạn chế rác thải nhựa ra môi trường là để bảo vệ chính sức khỏe của người thân, gia đình và xã hội.

+ Yêu thương, chăm sóc và giáo dục con cái ngày một tốt hơn.

* Về phía giáo viên:

+ Xây dựng kĩ năng phân loại rác thải nhựa tái chế được và không tái chế được cho trẻ.

+ Hình thành ở trẻ thói quen bỏ rác đúng nơi qui định.

+ Tận dụng những rác thải nhựa trang trí lớp học ngày càng đẹp hơn, trang bị thêm một lượng lớn đồ dùng học tập phục vụ cho trẻ làm quen với các chủ đề, kiến thức học trong năm.

+ Tiết kiệm được một khoảng kinh phí lớn cho nhà trường trong việc trang bị cơ sở vật chất và đồ dụng dạy học cho các lớp.

+ Nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục trẻ.

+ Giáo dục được ý thức hạn chế rác thải nhựa ra môi trường cho trẻ, từ trẻ lan tỏa đến phụ huynh. Giúp trẻ và phụ huynh hiểu được việc bảo vệ môi trường là bảo vệ được sức khỏe của trẻ, gia đình, người thân và mọi người xung quanh.

+ Xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ giữa phụ huynh và giáo viên trong việc chăm sóc cũng như giáo dục trẻ.

+ Nhận được sự tin tưởng, đồng tình và hỗ trợ nhiệt tình từ phụ huynh.

+ Phát huy chất lượng của các hoạt động trải nghiệm thực tế như trẻ tự làm đồ đồ chơi, trẻ tự trồng cây, tự chăm sóc rau xanh,……

* Về phía nhà trường:

+ Tạo được một sân trường sạch sẽ, đẹp và thoáng mát.

+ Phát huy sức mạnh của ba môi trường “ Nhà trường – Gia đình – Xã hội” trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

+ Nâng có ý thức trách nhiệm trong việc cộng đồng chung tay bảo vệ sức khỏe.

  1. Kết luận:

Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, nó đe dọa đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu. Giáo dục cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường là một giải pháp bảo vệ môi trường cho tương lai. Đặc biệt là đối với rác thải nhựa,với đặc tính bền vững trong tự nhiên, rác thải nhựa (chai nhựa, túi ni-lông, hộp đựng đồ ăn, cốc…) cùng với các chất gây ô nhiễm môi trường khác đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người trên toàn thế giới. Trong khi, đại đa số người dân nhìn chung về trình độ dân trí còn thấp, nhận thức chưa tốt về vấn đề ô nhiễm môi trường. Ngay như việc họ đưa con đến trường cho con ăn sáng xong túi nilon họ vứt luôn ra gốc cây của nhà trường nhiều lần các cô giáo chứng kiến và đến nhắc nhở. Chính vì vậy, việc giáo dục ý thức hạn chế rác thải nhựa ra môi trường là việc không phải một sớm, một chiều mà nó đòi hỏi rất nhiều nổ lực, thời gian và tâm huyết của mỗi một người giáo viên chúng ta. Trong thời gian qua, bằng nhiệt huyết của một người giáo viên, tôi đã nổ lực rất nhiều để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ từ những hành động nhỏ, hiệu quả và vừa sức với trẻ nhưng mang đầy đủ ý nghĩa và trách nhiệm. Đến giờ phút này, tôi đã thu được những thành công mong đợi. Đáng kể nhất là “ sức mạnh lan tỏa từ trẻ đến phụ huynh dựa trên nền tản tình thương yêu của cha, mẹ và người thân dành cho con của mình” ( ý thức hạn chế rác thải nhựa ra môi trường ). Tiến đến là ý thức và trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

  1. Kiến nghị (nếu có)

         

Tân Thành, ngày 29 tháng 12 năm 2020

Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị                                    Người viết

              

 

                                                                                     

 

                                                                                        Dương Thị Cẩm Tú