TRƯỜNG MẪU GIÁO TÂN THÀNH A TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CẤP TRƯỜNG

TRƯỜNG MẪU GIÁO TÂN THÀNH A

TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CẤP TRƯỜNG

             Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động được thực hiện thường xuyên hàng tháng nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên. Thông qua sinh hoạt chuyên môn giáo viên được học tập lẫn nhau, học tập trong thực tế, giáo viên được trải nghiệm và ứng dụng thử nghiệm những cái mới. Nội dung sinh hoạt chuyên môn là do Giáo viên đề xuất những nội dung mà khi thực hiện còn băn khoăn chưa tìm ra được giải pháp. Mặt khác nội dung sinh hoạt chuyên môn là những kiến thức kết nối giữa lý thuyết với thực hành, giữa lý luận với thực tế. Qua sinh hoạt chuyên môn , giáo viên được dự giờ, thảo luận, nghiên cứu, phân tích bài học, chia sẻ kinh nghiệm để cùng tiến bộ.

Tại buổi buổi sinh hoạt chuyên môn các đồng chí trong BGH và giáo viên đã được dự giờ 02 hoạt động thuộc lĩnh vực phát triển nhận thức, đề tài: “Sự kỳ diệu của bắp cải tím” dạy trẻ 5-6 tuổi do cô giáo Dương Thị Cẩm Tú thực hiện. Giờ dạy được chú trọng về phương pháp đổi mới theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ. Đặc biệt trẻ được trải nghiệm làm thí nghiệm với sự kết hợp của nước bắp cải tím và thành phần khác như nước chanh, nước giấm chua và bột sođa để tạo thành màu sắc khác nhau trẻ khi tham gia hoạt động rất hứng thú. Hoạt động do cô Lâm Nguyễn Ý Nhi thuộc lĩnh vực phát triển thẩm mỹ, đề tài “vận động theo nhạc” dạy trẻ 4-5 tuổi.

Trong quá trình dự giờ, các đồng chí giáo viên đã quan sát, ghi chép về việc học của trẻ như: Thái độ, hành vi, hoạt động học của trẻ và cả những khó khăn của trẻ trong quá trình học tập. Giờ dạy được tiến hành theo đúng quan điểm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, cô giáo chỉ là người định hướng, hệ thống các câu hỏi trong giờ học được đặt theo hướng mở, nhằm kích thích tư duy của trẻ…. Bằng phương pháp dạy học sáng tạo các hoạt động của giáo viên trong tổ đã thực sự lôi cuốn được trẻ tham gia rất tích cực và hứng thú.

Trẻ đã được tự do thảo luận, khám phá, trải nghiệm theo phương châm “học mà chơi, chơi mà học” thông qua đó phát triển ngôn ngữ, khả năng tư duy, sáng tạo cho trẻ.

Sau hoạt động, cán bộ quản lý, tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên cùng tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm.

Để thực hiện bước 3 của buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, đồng chí Lâm Thị Hồng Vương đã tổ chức rút kinh nghiệm, các đồng chí BGH và giáo viên trong tổ đều có ý kiến trao đổi thảo luận sôi nổi: Mỗi ý kiến đóng góp đều đưa ra những chia sẻ về thực tế việc học của trẻ, suy đoán và lí giải các nguyên nhân, đưa ra cách giải quyết. Phân tích việc học cụ thể, nhận xét kĩ lưỡng từng cá nhân trẻ trong suốt quá trình trẻ tham gia hoạt động, có minh chứng trên hình ảnh (Trẻ đã thực hiện tốt hay chưa tốt, nguyên nhân cần khắc phục…..) qua đó mỗi đồng chí giáo viên sẽ cùng nhau học tập và chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao chuyên môn.

Sau quá trình thảo luận, mỗi thành viên sẽ rút ra được kinh nghiệm cho bản thân trong việc tổ chức hoạt động. Thiết kế hoạt động phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế tại lớp và kiến thức yêu cầu phù hợp với nhận thúc của trẻ tại nhóm lớp mình.

Qua buổi sinh hoạt chuyên môn, các đồng chí BGH, tổ chuyên môn cũng đã ghi nhận sự nhiệt tình, nỗ lực cố gắng của các thành viên trong tổ đã cùng nhau tập chung chuyên môn, xây dựng giáo án, tích cực làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động. Buổi sinh hoạt chuyên môn kết thúc trong bầu không khí vui vẻ, thân thiện và gần gũi gắn kết tình cảm đồng nghiệp trong tập thể nhà trường./.

Sau đây là một số hình ảnh minh họa:

10

9

8

7

6

5

4

3

                                                      Người viết: Lâm Thị Hồng Vương