VUI TẾT TRUNG THU
Vậy là chúng ta lại được đón một cái tết trung thu thật vui vẻ và đầy ý nghĩa, trong không khí trung thu đã ngập tràn trên mọi nẻo đường, trong mọi nhà, cùng với sự hân hoan của tuổi thơ. Hôm nay hòa chung với bầu không khí tưng bừng phấn khởi đó, trường mẫu giáo Tân Thành A phối hợp với Công đoàn và Chi đoàn trường tổ chức cho các em một chương trình vui tết trung thu ý nghĩa. Chương trình là dịp để các em được vui chơi, được tìm hiểu và khám phá về những nét đẹp trong văn hóa đón tết trung thu, các em học sinh sẽ được giap lưu gặp mặt với các nhân vật như chị Hằng, Chú Cuội.. cùng nhau phá cỗ trông trăng, trải nghiệm làm lồng đèn trung thu….
Nhằm tạo điều kiện để tất cả trẻ em được đón tết Trung thu vui vẻ, an toàn, lành mạnh, thiết thực; định hướng, giáo dục trẻ em giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, đặc biệt là các trò chơi dân giang, tạo không khí hăng hái, đoàn kết bước vào năm học mới. Ngày 29/8/2022 UBND huyện Tân Hồng ban hành Kế hoạch 234/KH-UBND về Tổ chức Trung thu năm 2022.
Mặc dù đây không phải là một tết trung thu quá hoàng tráng với nhiều thứ nhưng tạo cho các em một tết trung thu đầy yêu thương và ý nghĩa nhất bởi đó là tấm lòng của các cô trong trường cùng với các bậc phụ huynh, các đoàn thể, các cá nhân hảo tâm đã đồng hành cùng chung sức chung lòng để tạo ra cái tết trung thu đầm ấm vui tươi.
Vài nét về Tết trung thu: Tết trung thu có lẽ không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam, đây là một trong những nét văn hóa độc đáo của người dân Việt Nam và các nước châu Á nói chung. Trung thu nó mang nhiều ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mọi thế hệ trong một gia đình từ người già đến trẻ nhỏ. Vào dịp này bất kể ai cũng muốn được về sum họp với gia đình nên tết trung thu còn được gọi với cái tên vô cùng ấm cúng đó là tết đoàn viên. Hiện nay thì chưa có một khẳng định chắc chắn về thời gian xuất hiện tết trung thu tuy nhiên có giả thiết cho rằng tết trung thu bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước cách đây 1.300 năm với ý nghĩa là lễ hội mừng thu hoạch được mùa. Ở Trung Quốc tết trung thu xuất hiện gắn liền với truyền thuyết vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng chơi sau đó trở về ra lệnh lấy rằm tháng 8 mở lễ hội vui chơi rước đèn thưởng trăng. Ở Việt Nam thì tết trung thu đã có từ thời trống đồng ngọc lũ, hình ảnh ăn mừng nhảy múa ngày trăng tròn mùa thu được in trên mặt trống. Đa số các sự tích Trung thu Việt Nam gắn với chú Cuội và chị Hằng. Ở mỗi nơi thì đều tuyên truyền về sự tích trung thu khác nhau nhưng trung thu luôn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này sang đời khác
Theo phong tục của người Việt thì vào các dịp trung thu mỗi năm thì ông bà, bố mẹ sẽ bày những mâm cổ để cho các con cháu mừng trung thu, mua và làm những thứ đèn lồng nhiều màu sắc thể hiện lên những ánh sáng ấm cúng đoàn viên tạo nên không khí vui tươi trong chính gia đình của mình. Hiện nay thì cuộc sống con người phát triển thì mỗi nơi có một cách đón trung thu khác nhau ví dụ như là nhiêu gia đình tụ họp lại để tổ chức một tiệc lớn hoặc là nhiều gia đình lại chọn cách đơn giản hơn, chỉ là những thành viên trong gia đình cùng nhau sum vầy, cùng nhau đón trung thu ngắm trăng…Cỗ mững trung thu được xem là một trong những thứ không thể thiếu trong tết trung thu, mâm cổ mừng trung thu bao gồm bánh kẹo, mía, bưởi, và các loại thứ hoa quả khác. Tết trung thu là một dịp để con cháu thể hiện sự hiếu kính của con cái đối với cha mẹ, của cháu đối với ông bà, để cho tình cảm gia đình càng trở nên khăng khít hơn nữa. Các con cháu trong dịp trung thu thường sẽ mua bánh trung thu để biếu cho ông bà cha mẹ. Ở nước ta thì vào dịp trung thu thì ngoài lễ hội rước đèn ra thì người việt ta còn tổ chức múa lân, con lân thường tượng trưng cho điềm lành.
Trung thu có một ý nghĩa vô cùng quan trong, trung thu là tết đoàn viên để cả gia đình quây quần bên nhau, để tăng thêm tình cảm gia đình, là dịp để trẻ em có dịp tìm hiểu về những nét đẹp văn hóa của đất nước. Là lúc mà trẻ em có thể vui chơi vui vẻ được thưởng thức những thứ quà….Tết trung thu là một nét độc đáo trong văn hóa người Việt.
Hình ảnh hoạt động
Công tác chuẩn bị
Chị Hằng và Chú Cuội
Cô – trò trải nghiệm làm lồng đèn trung thu
Chơi trò chơi dân gian
Người viết: Lâm Thị Hồng Vương