TRƯỜNG MG TÂN THÀNH A TỔ CHỨC HỘI GIẢNG VÀ THAO GIẢNG NĂM HỌC 2021-2022

TRƯỜNG MẪU GIÁO TÂN THÀNH A TỔ CHỨC HỘI GIẢNG

VÀ THAO GIẢNG NĂM HỌC 2021-2022

       Thực hiện Kế hoạch nhiệm vụ năm học và Kế hoạch tổ chức các phong trào thi đua năm học 2021-2022, trường Mẫu giáo Tân Thành A tổ chức phong trào thi đua Hội giảng – thao giảng chào mừng kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2022), đây là một hoạt động lớn của nhà trường nhằm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của năm học.

  1. Về Hội giảng:

      Với mục đích của Hội giảng là nhằm trang bị những kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng dạy và học, thực hiện phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục đào tạo trong tình hình mới, chú trọng việc tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp khả năng trẻ, tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm, rèn luyện kĩ năng, thực hiện đổi mới hình thức tổ chức dạy và học tại trường; Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên; Tạo điều kiện cho giáo viên được dự và trao đổi về phương pháp dạy “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” và tổ chức các hoạt động theo chương trình dục mầm non.

    Ban giám hiệu cùng với tổ chuyên môn đã làm việc một cách công bằng, vô tư, giáo viên tham gia Hội giảng một cách nghiêm túc theo đúng quy chế và điều lệ hội giảng đã ban hành.

     Các giáo viên đã nỗ lực mạnh dạn, tự tin đổi mới phương pháp dạy học theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả, sự chuẩn bị chu đáo về bài dạy, cùng với lòng nhiệt tình, yêu nghề, say mê sáng tạo. Hội giảng lần này được tổ chức đúng thực chất, thực tế, không rèn trẻ trước đã đem lại kết quả cao. Cụ thể như sau:

     – Hoạt động học của cô Hồ Thị Lê được đánh giá cao qua việc trẻ tham gia chơi một cách hứng thú, tự nguyện; những đồ chơi cô mang đến cho trẻ thật sự hấp dẫn, giúp trẻ rèn luyện kỹ năng trọng tâm của tạo hình đối với trẻ 4 tuổi (Phối hợp các nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm từ nguyên vật liệu phế thải) mà bản thân trẻ không thấy chán khi tham gia chơi.

      – Hay là dạy kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo của cô Lê Thị Miên (Kỹ năng rửa mặt) Giáo dục kỹ năng sống cho cần phải được gắn với những hành động, tình huống cụ thể để bé tự mình trải nghiệm. Thông qua đó, trẻ sẽ thấy được ý nghĩa thiết thực của các kỹ năng. Qua đó trẻ sẽ có thể hình thành tính tự lập, biết chủ động chăm sóc bản thân và tự vận dụng vào cuộc sống.

  1. Về thao giảng:

     Với nội dung đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo bài học, giáo viên nhà trường dự 02 hoạt động dạy học minh họa của 2 độ tuổi:

    – Hoạt động giáo dục phát triển thể chất: “Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe” độ tuổi 4 tuổi. Thông qua hoạt động này sẽ giúp trẻ dần trở thành chủ nhân của ngôi nhà sức khỏe của mình, biết tự giác lựa chọn, điều chỉnh hành vi, thói quen ăn uống, vệ sinh phòng bệnh, luyện tập sức khỏe sao cho có lợi nhất cho sức khỏe của bản thân. Trẻ nhận biết được các món ăn, các thực phẩm nấu các món ăn đó. Các dạng chế biến thức ăn. Làm cho bữa ăn vui vẻ, giúp trẻ ăn hết suất. Qua đó phát triển vốn từ cho trẻ.

     – Hoạt động giáo dục phát triển nhận thức: Khám phá khoa học “Trứng chìm – trứng nổi” cho trẻ 5 tuổi. Đây là một trong những hoạt động giúp phát triển tư duy và năng lực của trẻ, không chỉ được học hỏi những kiến thức khoa học qua hình ảnh, lời kể mà còn được trực tiếp trải nghiệm, tìm tòi, khám phá những gì bé quan tâm, muốn tìm hiểu những điều thú vị…các tính chất của sự vật, hiện tượng gần gũi; các mối quan hệ, liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng; sự thay đổi. Phát triển và rèn luyện kỹ năng quan sát, đo lường, so sánh, phán đoán, suy luận, hợp tác, làm việc theo nhóm, phát triển tính ham hiểu biết. Giáo dục thái độ ứng xử và thái độ khoa học cho trẻ

     Các hoạt động đã diễn ra thành công tốt đẹp. Sau khi dự giờ, Ban giám hiệu cùng với giáo viên trong nhà trường đã chia sẻ, thảo luận, giải đáp thắc mắc, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện tại các lớp cũng như chia sẻ, học hỏi những kinh nghiệm hay về kỹ năng sư phạm, linh hoạt sáng tạo trong hình thức tổ chức các hoạt động “Học bằng chơi, chơi mà học” theo quan điểm “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Cũng qua buổi sinh hoạt chuyên môn các đồng chí giáo viên mong muốn được tham bồi dưỡng chuyên môn theo nghiên cứu bài học nhiều hơn nữa để đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong nhà trường./.

14

12

8

4

6

1

                                                     Người viết: Lâm Thị Hồng Vương